Trình tự thực hiện: - Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với các huyện chưa thành lập Trung tâm hành chính công) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên. - Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin đầy đủ và phù hợp, UBND huyện, thành phố có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội. - Nhận kết quả: + Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp người có yêu cầu mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc trả kết quả qua dịch vụ bưu chính. + Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính, người có yêu cầu khi đến nhận kết quả mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến. Hồ sơ: * Thành phần hồ sơ: - Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ: + Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ; + Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội; + Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có); + Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu nhân sự thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. + Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội; + Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội; + Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có). - Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường: + Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; + Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; + Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: - 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Không quá 13 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trong trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính hội hoạt động. Đối tượng thực hiện TTHC: Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn. Cơ quan thực hiện TTHC: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND các huyện, thành phố. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Nội vụ. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. Phí, lệ phí: Không. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản cho ý kiến về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không. Căn cứ pháp lý của TTHC: - Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; - Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; - Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; - Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam về việc uỷ quyền quản lý tổ chức hội.
|