Căn cứ vào thần phả, sắc phong và các thư tịch hán nôm còn lưu giữ và theo truyền thuyết lịch sử các vị thần như sau.
Làng Nội thờ Hùng Vương “Xã Ngu Nhuế" khi đó có 12 tộc là: Nguyễn , Phạm , Bùi, Trần, Đăng, Dương, Đào, Tạ, Lê, Phạm, Hà, Định chia làm 4 khu: Ngò; Báng; Nội; Kiếu. Cả hai khu Nội, Kiếu đều thờ Hùng Vương.
Quang cảnh phía trước đình NộiThành hoàng làng là Đức thánh Lê Rộng Công; vào thời Hùng Duệ Vương, ở phường Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), quân cửu chân có ông Lê Thông “Sư Tưởng Lưu Y" là người có danh tiếng làm nghề thầy thuốc cứu người, đắp tượng đúc chuông, nuôi dưỡng tăng ni và có vợ là bà Trần Thị Tư vốn nhà giàu có; “Tu tâm tạo phúc" cả đời toàn tâm làm việc thiện Đến khi gia sản khánh kiệt không ngờ Bà Tư qua đời. Ông Lê Thông lo toan tang lẽ trọng nghĩa vợ chồng ngày đêm buồn sầu, liền ra đi “Tìm phương lập chỉ". Một hôm đến phủ Lý Nhân huyên Nam Sang thì gặp ông Phạm Huy, người tổng Ngu Nhuế, xã Ngu Nhuế, khu Nội( Nay là xóm Nội - Đức Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Hai người cùng mến chuộng nho giáo phật đảo ất hợp nhau nên đã kết bạn. Ông Thông tiếp tục làm nghề bốc thuốc chữa bệnh giúp dân . Một hôm khí xuân gió mát, ông lên gác chuông, bỗng nhiên thấy một đóa sen từ trên mái chùa tỏa xuống, có mây ngũ sắc quấn quanh . Khi ấy có một vị sư tay cầm tích tượng nói rằng “Vì người có đạo tâm nhà phật cho người một bông sen, mang về cắm trong nhà" Nghe xong ông vô cùng vui mừng, nhận bông sen rồi quay về cắm trên bàn . “Tiên thánh giáng phó, liên hoa hiển nhan" bỗng nhiên bông sen nở rộ, trong hoa có một người mũ áo chỉnh tề nói rằng “Ta vốn là Phổ quang Bồ Tát, vâng lệnh vương phật trên trời cho vào làm con nhà người". Quả nhiên sau đó Bà thành mang thai . Khi ấy thái bà “ Bà Thành" về thăm cha mẹ ở khu Nội, quay ra chùa, vừa tới đầu khu chỗ đất phía đông đình làng bỗng nhiên mây vàng giáng xuống cuốn quanh thái bà, mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm, ngày tối đen như mực. Đến giờ thìn ngày mồng 10 tháng giêng năm Đinh Mùi bà sinh nam tử, tướng mạo khôi ngô mắt phượng mầy ngài hàm yến trong vạn người chỉ thấy có một người và đặt tên là Lê Rộng Công. Nhân dân tụ lại thấy đất nơi thái bà đứng mạch đất nở ra hình thế Long. Ngay hôm đó dân làng đã lập một mái nhà nhỏ tại nơi bà sinh con và coi đó là cấm địa nơi đất thiêng .
Không gian thờ tự đình Làng Nội
Thời gian thấm thoát trôi qua Lê Rộng Công lớn khôn bản tính thông minh học một biết mười văn võ song toàn khoan thai chính trực sức mạnh phi thường và có phép lạ .
Triều đình mở khoa thi chọn người hiền tài ngài lên kinh tham dự và đỗ đầu. Dân Làng Nội mời hội yến đàn hát ba ngày, ngài cấp tiền cho dân xây quan doanh trên đất trường học cũ, mời thái bà ở cùng. Ngài đi đánh giặc.
Lần thứ nhất đánh giặc Ân hoàn toàn thắng lợi
Lần thứ hai đánh giặc Thục, ngài triệu 108 trai tráng và các họ tộc tùy tùng, vua triệu về cung hỏi mưu kế và phong chức cho các tướng sỹ. Ngài Làm quan Quốc chính và được phong là Phổ quảng thược sỹ Đại Vương.
Sáng ngày 15 tháng 11 âm lịch trên đường thắng giặc trở về bỗng nhiên trời đất tối đen ngọn lửa quấn quanh thân ngài và ngài đã từ hóa thân bay vút lên trời. Quan quân thấy làm kỳ lạ và tấu lên nhà vua và nhà vua ban chiếu chỉ cho nhân dân thôn Nội thờ phụng mãi mãi và hiện nay nhân dân đang thờ tại Đình Làng Nội
Mảng chạm “Tứ Linh" trên mặt trong vì nách phía ngoài gian giữa tiền đường
Để phù hợp với dáng vẻ bề thế của kiến trúc, các nghệ nhân xưa rất chú trọng đến các mảng chạm khắc, từ ý tưởng sáng tạo và bàn tay khéo léo các nghệ nhân, các thợ mộc của địa phương đã thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quý và đề tài đân gian tạo mọi nét hoa văn chạm khắc Rồng phượng sinh động và độc đáo .
Ở vì nách bên phải phía trước gian giữa của tòa tiền đường có mảng trạm hết sức độc đáo, kết hợp giữa đề tài dân gian . Bố cục của mảng trạm : Trên cùng là hình con Rồng đang cuộn mình theo hướng vân mây, vẻ mặt giữ tợn nhe răng sắc nhon một chân đang cuộn nắm viên ngọc tròn.
Cùng với công trình kiến trúc bề thế, tại đình Làng Nội còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao, góp phần tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của ngôi đình.
Chiếc hương án kê ở gian giữa tòa tiền đường có kích thước dài 2m20 cao 1m45 rộng 1,5m . Trên hương án trạm khắc nhiều đề tài đẹp. Kề ở hai bên hương án còn có hai con Hạc chầu vào và đượ làm bằng gỗ cao 1m60 và chân hạc đều đứng trên lưng hai con Rùa.
Ở ba gian của tòa tiền dường đều có treo bức cửa võng, giữa cửa võng, ở gian giữa trạm thông phong hình hai con Rồng trầu âm dương, hai góc là hình hai con phượng múa, phía dưới là hình hai con Ly.
Trong hậu cung, chính giữa là khám thời lớn, mộng của khám được bắt vào hàng cột cái, trong khám được đặt 1 cỗ ngai thờ thành hoàng làng, chạm khắc trên ngai chia làm hai phần, thân và đế. Phần thân bố trí hàng song tiện có chạm rồng ở giữa, hai tay ngai là hai.
Ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm địa phương Làng Nội tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn các vị thành hoàng làng .
Với những giá trị đã nêu trên, năm 2016 đình Nội xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được công nhân là di tích Lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.