Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 28/12/2021 của Tỉnh ủy Hà Nam về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm...

Thông tin tuyên truyền, phổ biến  
Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 28/12/2021 của Tỉnh ủy Hà Nam về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022

I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2021

          Năm 2021, năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, là năm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVvà Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; trong bối cảnhdịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, trong đó tỉnh Hà Nam trải qua hai lần dịch bùng phát trong khu dân cư, khu công nghiệp và trường học với mức độ lây lan nhanh, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp, tiêu cựcđến sản xuất- kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

          Nhưng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh bạn; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống dịch bệnh, nổi bật là: Đã quán triệt, triển khai,cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX bằng các nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, cụ thể và tổ chứcthực hiện nghiêm túc; làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đồng thời, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định về trách nhiệm nêu gương; thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chứcbộ máy, tinh giản biên chế và giải quyết chính sách cho cán bộ sau sắp xếp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Công tác dân vận đạt nhiều kết quả, đã xây dựng được nhiều mô hình “Dân vận khéo" trên các lĩnh vực. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được nâng lên.

          Đặc biệt, đã tổ chức Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công, an toàn, đúng luật, thực sự là ngày Hội của toàn dân;kịp thời kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước sau bầu cử đảm bảo đúng quy định.

          Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nên cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát; thực hiệntiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân đảm bảo tiến độ, an toàn, đạt tỷ lệ cao.

          Lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội đạt nhiều kết quả:Kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định và có bước phát triển, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/17 chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tăng trưởng kinh tế đạt 8,85%, cao thứ 3 của vùng đồng bằng Bắc bộ và thứ 6 trong cả nước; thu ngân sách Nhà nước đạt 150% dự toán Trung ương giao(14.542 tỷ đồng);GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư ngày càng đồng bộ.Chương trình phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đến nay toàn tỉnh có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tăng 4 xã so với kế hoạch đề ra.

          Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng; chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân;an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được quan tâm.

          Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, như:Tinh thần tự phê bình và phê bình của một số tổ chức đảng chuyển biến chưa rõ nét. Công tác kiểm tra, giám sát,tự phát hiện sai phạm còn hạn chế. Cải cách hành chính chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tiếp dân, giải quyếtđơn thư của công dâncó việc chưa dứt điểm.           Chất lượng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa cao. Việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn 02 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra; tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực chưa được khắc phục triệt để.

          Bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởngcủa dịch bệnh Covid-19 thì nguyên nhân chủ quan là chính, đó là:Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, sở, ngành, cơ quan,đơn vịchưa thực sự quyết liệt; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng sở, ngành, cơ quan, đơn vị; kiểm tra trách nhiệm trong thực thi công vụcủa cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Năng lực, trách nhiệm, chất lượng tham mưucủa một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

          II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2022

          1. Mục tiêu chung

          Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"và các Quy định về trách nhiệm nêu gương; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quảhoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tạo chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, công tác giải phóng mặt bằng và phòng chống dịch Covid-19. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

          2. Mục tiêu cụ thể

          Phấn đấu tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên, trong đó 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; phấn đấu tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên, trong đó 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; kết nạp mới 800 đảng viên trở lên, kết nạp được ít nhất 2 chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/17 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2022.

          3. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

          3.1. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương, của tỉnh

          Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và các Nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, đề án của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyếtĐại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá chiến lược và 10 nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng Đảng được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các quy chế, quy định của Trung ương, của tỉnh.

          3.2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

          Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về quan điểm, mục tiêu lý tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tự giác, gương mẫu, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân;đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị.

          Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; thực hiện hiệu quảNghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 06/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng trong tình hình mới.

          Xây dựng mối đoàn kết trong Đảng, nhất là sự đoàn kết giữa cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị từ đó tạo sự lan tỏa trong cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp Nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022.

          Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước những vấn đề thời sự, dư luận xã hội quan tâm.

          Kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến vềhọc tập và làm theo Bác, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Chỉ đạo triển khai thực hiện chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị.

          3.3. Thực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng

          Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các Quy định về trách nhiệm nêu gương; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến",“tự chuyển hóa". Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

          Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc của cấp ủy. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/5/2021 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đảng viên. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XIII về những điều đảng viên không được làm; chú trọng công tác phát triển đảng viên mới gắn với thường xuyên sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/9/2019 của Ban Bí thư.

          Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác để rèn luyện cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Kịp thời rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xây dựng quy hoạchcán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2025-2030 và những năm tiếp theo đảm bảo chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý.

          Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 54-CTr/TU,ngày 31/01/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập".

          Thực hiện tốt công tác điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình thủ tục đúng quy định. Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và thi tuyển một số chức danh lãnh đạo quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

          Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí rõ ràng và thông qua sản phẩm cụ thể; gắn đánh giá cá nhân với tập thể, với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

          3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

          Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 30, Điều lệ Đảng; tập trungnâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Thực hiện hiệu quả chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022 của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy viên cùng cấp và người đứng đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống để cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, khuyết điểm. Kịp thời phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý khách quan, nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.

          Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về khắc phục, thực hiện các kết luận, kiến nghị sau kiểm tra, giám sát.        

          3.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dân vận         

          Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiệncác nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy dân chủ, tăng cường gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân; đẩy mạnh thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, nhất là công tác dân vận chính quyền các cấp.

          Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo"; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Tổ chức tọa đàm "Công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh".

          Thực hiện hiệu quả công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân;đề cao trách nhiệm trong giải quyết các kiến nghị phản ánh và những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

          Chủ động, tích cực làm tốt công tác nắm bắt tình hình, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, khắc phục khó khăn,góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

          3.6. Làm tốt công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng, tiêu cực

          Triển khai, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộngmục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên.

          Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập,chuyển đổi vị trí công tác của cán bộtheo quy định.

          Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra của Nhà nước, giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội, của Nhân dân và xã hộitrong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

          Lãnh đạo, chỉ đạo, cho chủ trương xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm, đảm bảo đúng quy định pháp luật, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

          Tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý những vụ việc tồn đọng, kéo dài; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

          3.7. Quan tâm lãnh đạo xây dựng chính quyền

          Tiếp tục lãnh đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trọng tâm là đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, các cuộc tiếp xúc cử tri và nâng cao chất lượng các cuộc giám sát việc thực hiện các Nghị quyết; kịp thời đôn đốc các cơ quan, đơn vị giải quyết các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của cử trivà Nhân dân.

          Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp theo hướng sâu sát, kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, công khai, minh bạch, nhất là trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, quy hoạch, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách.

          Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số; tăng cường kiểm tra trách nhiệm trong thực thi công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm; kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến gắn với biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểucó thành tích xuất sắc.

          3.8. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc vàcác tổ chứcchính trị - xã hội

          Tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường sự lãnh đạocủa đảng đối với việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn 2021-2025"; Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới". Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp, nhiệm kỳ 2022-2027.

          Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động;tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. Đẩy mạnh vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là trongcông tác phòng chống dịch Covid-19, giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

          3.9. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội

          Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương;chương trình hành động, các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 20 - NQ/TU, ngày 02/12/2021 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.

          III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàntheo chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; đồng thời xây dựng kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình tổ chức thực hiện Nghị quyết.

          2. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đến các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị.

          3. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

          Nghị quyết này được phổ biến đến các chi bộ đảng./.

​ 


Bản tin NTM