Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán điều chỉnh tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ tới Phòng Công thương (đối với các huyện), Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố Phủ Lý);
Bước 3: Phòng Công thương, Phòng Quản lý đô thị các huyện, thành phố thực hiện thẩm định thiết kế và dự toán điều chỉnh công trình xây dựng theo đúng quy định;
Bước 4: Chủ đầu tư nộp phí thẩm định thiết kế và dự toán điều chỉnh trước khi nhận kết quả thẩm định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố.
Hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ và các nội dung khác)
* Số lượng: Không quy định
Thời hạn giải quyết: Không quy định
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND các huyện, thành phố
* Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công thương (Phòng Quản lý đô thị)
Kết quả thực hiện TTHC: Thông báo kết quả thẩm định thiết kế và dự toán điều chỉnh xây dựng công trình
Phí, lệ phí: Không quy định
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
5. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình theo tuyến
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố;
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định; Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Công thương (đối với các huyện), Phòng Quản lý đô thị (đối với Thành phố Phủ Lý) để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
Bước 4: UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả- UBND các huyện, thành phố.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
- Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND các huyện, thành phố
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Công thương (Phòng Quản lý đô thị)
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của UBND các huyện, thành phố hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
Phí, lệ phí: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: 100.000 đồng/giấy phép.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo phụ lục 6, mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng);
+ Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (theo mẫu phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
- Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2013 V/v ban hành lệ phí cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho công trình theo tuyến
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)