- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đối tượng (hoặc thân nhân) hoàn thiện hồ sơ gửi Phòng Lao động Thương binh và xã hội
+ Bước 2: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định
+ Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tiếp nhận đối với các đối tượng
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả- UBND các huyện, thành phố.
- Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo lý lịch trích ngang của đối tượng; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm 01 hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội;
Trường hợp đối tượng tự nguyện thì có hợp đồng thoả thuận giữa giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng hoặc người đại diện của đối tượng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở Bảo trợ xã hội.
+ Nghị định 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.