Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đình Ngò xã Đức Lý

Giới thiệu chung Di tích lịch sử, danh thắng  
Đình Ngò xã Đức Lý
Đình Làng Ngò là công trình kiến trúc quy môn lớn, nằm trên một vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa lịch sử và đấu tranh cách mạng, thời kỳ phong kiến, nơi đây có liên quan nhiều đến các sự kiện và các nhân vật lịch sử, đặc biệt là các nhân vật lịch sử thời nhà Trần. Đình quay hướng Tây trước cửa là chiếc ao đình cùng với cây Đa cổ thụ đã có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi, bóng rợp cả sân Đình, bên phải là ngôi nhà văn hóa của thôn, bên trái là phủ thờ bà Liễu Hạnh công chúa. Căn cứ vào các tư liệu Hán nôm lưu giữ tại địa phương, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng di tích vẫn mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền, xung quanh đình trồng nhiều cây lưu niệm nên tạo một không gian cảnh quan thoáng mát cho di tích.

Thôn Ngò nằm trong vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hóa và lịch sử và đấu tranh cách mạng . Trong thời kỳ phong kiến, nơi đây có liên quan đến các sự kiện và nhân vật lịch sử, đặc biệt là các sự kiện  nhân vật lịch sử đời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông ở thế kỷ XIII. Đình Thôn Ngò thờ ba vị thần là Đô Thiên Chu đại vương, Thiên Cương Thạch Lãnh Nhân Đức đại Vương, Đương Diệc Anh dũng đại Vương

          Kiến trúc tòa tiền đường gồm 5 gian, tổng chiều dài 18m50, rộng 9m90, có dáng mái cong của các ngôi đình thời hậu lê, bộ khung của công trình làm bằng loại gỗ lim, kiến trúc theo kiểu chồng rường – bẩy – kẻ gồm 4 vì kèo và 4 vì góc . Hậu cung hai gian tổng chiều dài 4m46, rộng 7m45, nền cao hơn tiền đường là 80cm . Giữa tiền đường và hậu cung có một khoảng hành lang rộng 2m55, trên mái là các ô thoáng thông gió thoáng mát cho tiền đường và hậu cung.

2.bmp

Quang cảnh Đình Ngò, xã Đức Lý

          Để phù hợp với dáng vẻ bề thế của kiến trúc, các nghệ nhân xưa rất chú trọng đến các mảng chạm khắc, từ ý tưởng sáng tạo và bàn tay khéo léo, các nghệ nhân, các thợ mộc của thôn Ngò đã thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quý và đề tài dân gian tạo mọi nét hoa văn chạm khắc sinh động và độc đáo .

Ở vì nách bên phải phía trước gian giữa của tòa tiền đường có mảng trạm hết sức độc đáo, kết hợp giữa đề tài dân gian . Bố cục của mảng trạm : Trên cùng là hình con Rồng đang cuộn mình theo hướng vân mây, vẻ mặt giữ tợn nhe răng sắc nhon một chân đang cuộn nắm viên ngọc tròn, bên cạnh là một con voi đang đi, vòi cuộn vào phía trong, phía dưới là hình ảnh ba đầu Rồng trạm nhô hăn ra khỏi bức mê                      

3.BMP

Mảng chạm “Tứ Linh" trên mặt trong vì nách phía ngoài gian giữa tiền đường

          Cùng với công trình kiến trúc bề thế, tại đình Ngò còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao, góp phần tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của ngôi đình.

          Chiếc hương án kê ở gian giữa tòa tiền đường có kích thước dài 2m20 cao 1m45 roongj1m . Trên hương án trạm khắc nhiều đề tài đẹp. Phía dưới năm ô chạm khắc là hình ảnh con Phượng múa, hai bên là rồng bay trong mây.

          Kề ở hai bên hương án còn có hai con Hạc chầu vào và đượ làm bằng gỗ cao 2m60 và chân hạc đều đứng trên lưng hai con Rùa.

           Ở ba gian của tòa tiền dườngđều có treo bức cửa võng. giữa cửa võng, ở gian giữa trạm thông phong hình hai con Rồng trầu âm dương, hai góc là hình hai con phương múa, phía dưới là hình hai con Ly, dưới cùng là cảnh ao Sen đang nở hoa và các con Rùa đang đùa lặn ngụp rỡn nhau

          Trong hậu cung, chính giữa là khám thời lớn, mộng của khám được bắt vào hàng cột cái. Trong khám được đặt ba cỗ ngai thờ ba vị thành hoàng làng đều có kích thước bằng nhau, cao 1m rông 55cm . Chạm khắc trên ngai chia làm hai phần, thân và đế. Phần thân bố trí hàng song tiện có chạm rồng ở giữa, hai tay ngai là hai

1.BMP

Khu thờ tự

           Bát hương được đúc bằng đồng có chiều cao 40cm, bán kính 25cm được đặt tại khu hậu cung để thờ tự tạo cho khung cảnh thờ tự thêm trang nghiêm .

          Trong thời gian vừa qua chính quyền và nhân dân thôn Ngò đã tìm ra quê hương của các vi tướng và cùng kết nghĩa giao hảo với địa phương đó chính là : Làng Chung – Quang Lang – Chi Lăng – Lạng Sơn .

          Ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm đìa phương thôn Ngò tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn các vị thần hoàng làng .

          Ngày 15 tháng 3 ( Âm lịch ) nhân dân thôn làng Chung tổ chức lễ hội , với tinh thần đó 2 địa phương Thôn Ngò và làng Chung đều thống nhất bàn bạc và tổ chức lễ hội đảm bảo các yếu tố sao cho phù hợp với mọi điều kiện và nội dung đảm bảo tính thống nhất đoàn kết cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân đoàn kết một lòng xây dựng quê hương ngày một dầu đẹp .

Với những giá trị đã nêu trên, năm 2001 đình Ngò xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được công nhân là di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.​